ĐỪNG ĐỂ LÁ GAN CỦA BẠN KIỆT SỨC VÌ UỐNG NHIỀU RƯỢU BIA

ĐỪNG ĐỂ LÁ GAN CỦA BẠN KIỆT SỨC VÌ UỐNG NHIỀU RƯỢU BIA

 

Khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu; còn 90% còn lại đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề, từ đó gây hại cho cơ thể.

Càng đến thời điểm giáp Tết Nguyên đán, những trận nhậu càng gia tăng. Do uống quá đà, nhiều cuộc vui liên tục đã gây áp lực nặng nề cho gan không thải độc kịp cho cơ thể….

Uống rượu bia nhiều ảnh hưởng đến gan như thế nào?

Như thế nào là uống nhiều rượu? Dưới đây là con số cụ thể ở nam và nữ giới:

- Nam giới uống >210 gram chất cồn/1 tuần trên 2 năm.

- Nữ giới uống >140 gram chất cồn/ 1 tuần trên 2 năm.

Theo quy ước 1 ly (30ml) rượu mạnh (40 độ), 1 ly (100ml) rượu vang (13,5 độ), 1 ly (330ml) bia hơi, 2/3 chai hoặc lon bia sẽ chứa 10g cồn.

Khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu; còn 90% còn lại đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề, từ đó gây hại cho cơ thể.

 

Toàn bộ lượng máu ở đường tiêu hóa đều sẽ phải đi qua gan trước khi về tim nên gan sẽ là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Xơ gan là một trong những nguy cơ lớn nhất gây ung thư gan. Với những người thường uống nhiều rượu, nghiện rượu thì có nguy cơ rất cao là gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan. Những bệnh trên có thể xảy ra cùng một lúc hoặc xuất hiện dần theo thời gian.

Cách tốt nhất bảo vệ gan là đừng để gan kiệt sức

Giải độc gan, duy trì lá gan luôn khỏe là quá trình tự nhiên, nhiệm vụ của cơ thể chứ không phải detox bằng bất kỳ phương thức nào. Muốn hoạt động tốt thì cơ thể phải thải độc, nghỉ ngơi tốt.

Điều quan trọng là chúng ta phải can thiệp thế nào để gan vừa hoạt động tốt, mà vừa nghỉ ngơi, thải độc hiệu quả. Thực tế, lời khuyên chung nhất là bảo vệ sức khỏe, có như vậy gan mới hoạt động, hồi phục tốt. Vậy làm sao để bảo vệ sức khỏe?

 

 - Thứ nhất, đừng để gan phải chịu nhiều áp lực bởi các yếu tố bên ngoài. Thông thường, gan có có 2 chức năng quan trọng đó là chuyển hóa và đào thải độc chất. Nếu chúng ta nạp vào quá nhiều hoặc lẫn lộn các chất thì gan phải sàng lọc, làm việc nhiều hơn dẫn đến quá tải. Nếu một ngày chúng ta làm việc 8 tiếng sẽ là tiền đề để cơ thể phát triển hoàn chỉnh, khỏe mạnh, nhưng ngược lại nếu kéo dài thời gian này lên 12 tiếng, thậm chí 18 tiếng thì chắc chắn gan sẽ suy yếu nhanh. Vì vậy, chúng ta nên giữ cho các hoạt động của gan vừa phải, đừng quá sức.

 

 - Thứ 2 đừng đưa quá nhiều chất độc vào cơ thể. Bất kỳ điều gì nhiều quá cũng không tốt. Nếu chúng ta nạp càng nhiều chất dư thừa, chất độc như rượu bia, sử dụng các chất giải độc cơ thể, bổ sung năng lượng dưới nhiều hình thức khác nhau, không rõ nguồn gốc hoặc áp dụng các bài thuốc truyền miệng… thì gan càng phải hoạt động liên tục để bảo vệ lá gan, cơ thể. Thực chất, những chất này không những không giải mà còn gom độc về cho cơ thể. Đặc biệt, gần đây các bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận tình trạng viêm gan cấp, suy gan cấp không hồi phục do thuốc, do các chất không rõ nguồn gốc như đã nói ở trên. Do đó chúng ta phải lưu ý.

 

- Thứ 3 là tăng cường sức đề kháng để bảo vệ cơ thể, lá gan. Để làm được điều này thì chúng ta cần đảm bảo dinh dưỡng đủ, hài hòa các thành phần đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Cần siêng năng tập thể dục, cung cấp cho cơ thể các chất chống oxy hóa từ thực phẩm, hoạt động thường ngày, từ đó giúp gan đào thải, nghỉ ngơi tốt hơn.

 

- Thứ 4 là thường xuyên tăng cường sức khỏe cho lá gan, bổ trợ kịp lúc khi lá gan mới suy yếu. Để làm tốt điều này, bạn có thể tìm kiếm 2 chế phẩm chăm sóc gan theo phương pháp ly tách enzyme củ quả hoặc phương pháp định chuẩn hướng gan là thành quả từ các công trình nghiên cứu của Viện Công nghệ Sinh học để bổ sung thường xuyên.

nguồn: báo sức khỏe và đời sống